- Hình sự
- Dân sự
- Doanh nghiệp
- Đầu tư
- Mua bán sáp nhập doanh nghiệp
- Tài chính - Ngân hàng
- Xây dựng - Bất động sản
- Lao động
- Sở hữu trí tuệ
- Nhà đất
- Giải thể - Phá sản doanh nghiệp
- Thu hồi nợ
- Xuất nhập cảnh
- Thừa kế - Di chúc
- Quản trị và tuân thủ pháp luật
- Tư vấn thuế
- Công bố chất lượng sản phẩm
- Giấy phép con
- Hôn nhân gia đình
- Tố tụng trọng tài
- Dịch thuật pháp lý
Bị truy tố vì thu thuế lụi - Tòa kết án rất gượng ép
Vụ “bị truy tố vì… đòi tiền thu thuế “lụi””: Tòa kết án rất… gượng ép
Theo đó, ông Vũ Xuân Sơn bị truy tố, kết án tội cố ý gây thương tích dù thương tích của nạn nhân chỉ có 3%.
Theo hồ sơ, sáng 14-10-2013, ông Đỗ Đức Cảnh (Đội phó Đội thuế số 2 - Chi cục Thuế thị xã Đồng Xoài) cùng cán bộ thuế Phùng Cường đến tiệm sửa điện thoại của con trai ông Sơn thu thuế môn bài. Con ông Sơn nộp 300.000 đồng và được ông Cảnh, ông Cường giao cho tờ biên lai. Khi ông Sơn đi chợ về, thấy tờ biên lai không có dấu mộc treo của cơ quan thuế nên chạy xe theo đòi lại tiền. Khi gặp, hai bên giằng co, cự cãi, ông Cảnh trả lại tiền cho ông Sơn, sau đó ông Cảnh và ông Cường đến công an trình báo.
Giám định kết luận thương tích tạm thời của ông Cảnh chỉ 3% nhưng cơ quan tố tụng quy kết ông Sơn dùng dao (hung khí nguy hiểm) gây án nên đã khởi tố, truy tố ông. Sau khi xử sơ thẩm và nghị án kéo dài năm ngày, TAND thị xã Đồng Xoài tuyên phạt ông Sơn 14 tháng 19 ngày tù, đúng bằng thời gian ông Sơn bị tạm giam.
Trong vụ án này, bị cáo kêu oan cho rằng mình không dùng dao gây ra thương tích cho người bị hại. Người bị hại cũng không xác định bị cáo có dùng dao hay không. Cơ quan điều tra không cho người bị hại nhận diện hung khí gây án nhưng lại ghi là có nhận diện là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tại tòa, người bị hại khai tiền hậu bất nhất, lúc thì khai bị hành hung, lúc lại nói bị cáo dùng dao chém vào tay. Khi tòa hỏi người bị hại có ai làm chứng việc bị chém, người này nói: “Không nhớ”.
Vụ án có ba người được cơ quan điều tra xác định là người làm chứng thì có tới hai người không khẳng định đã nhìn thấy bị cáo cầm dao đánh người bị hại. Người còn lại thì khai không thống nhất, lúc nói thấy bị cáo cầm dao dài 70 cm, lúc lại nói dài 35 cm và cũng khẳng định không biết bị cáo có dùng dao chém người bị hại hay không. Điều đáng quan tâm là cả ba người làm chứng đều vắng mặt tại phiên tòa, mặc dù tòa đã ra quyết định dẫn giải nhưng không có kết quả.
Việc bị cáo đuổi theo người bị hại đòi lại tiền mà người bị hại đã “thu thuế” là hoàn toàn đúng pháp luật. người bị hại cũng thừa nhận là biên lai thu thuế không đóng dấu là “do sơ suất” và đã phải trả lại tiền cho bị cáo. Hơn nữa, bị cáo còn đặt vấn đề hành vi thu thuế của một số cán bộ thuế, trong đó có người bị hại là không bình thường. Nếu do “sơ suất” thì sao biên lai thu thuế không chỉ có một tờ mà của nhiều người cũng có tình trạng tương tự.
Lẽ ra trong việc này, ngoài việc trả lại tiền cho ông Sơn và người dân, lãnh đạo chi cục thuế và cán bộ thuế phải xin lỗi ông Sơn và những người dân, đồng thời tiến hành kiểm điểm xem có vấn đề tiêu cực trong việc thu thuế không. Đằng này ông Sơn lại bị bắt giam, truy tố, xét xử và kết án khi chưa có bằng chứng thuyết phục ông đã phạm tội.
Việc thu giữ vật chứng (hung khí gây án) cũng không đúng quy định của BLTTHS. Công an đến nhà bị cáo lấy một con dao ở dưới gầm giường rồi cho đó là hung khí gây án. Giám định viên thì khẳng định: “Vết thương của người bị hại do một vật tày gây ra nhưng không thể xác định là con dao hay vật gì cụ thể”. Nếu là vật chứng của vụ án tại sao VKS lại đề nghị tòa trả lại cho bị cáo!?
Mặc dù BLTTHS không quy định thời gian nghị án là bao nhiêu nhưng vụ án chỉ có một bị cáo mà tòa án cấp sơ thẩm phải nghị án đến năm ngày là không bình thường, vi phạm nguyên tắc xét xử liên tục. Mặt khác, việc tòa phạt bị cáo bằng thời gian tạm giam cũng chỉ là giải pháp “dĩ hòa vi quý”. Phải chăng cơ quan điều tra huyện Đồng Xoài đã trót khởi tố, bắt giam ông Sơn nên TAND huyện phải tuyên ông Sơn có tội để “giữ mối quan hệ”!
Với các tài liệu mà cơ quan điều tra thu thập như vậy và kết quả tranh tụng tại phiên tòa như thế thì chưa có căn cứ kết tội ông Sơn được.
Cứ cho rằng hành vi cố ý gây thương tích của ông Sơn là rõ ràng thì việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với ông cũng là không cần thiết. Việc bắt tạm giam ông Sơn cũng là nguyên nhân dẫn đến việc xét xử và kết án của tòa án không đúng với tinh thần cải cách tư pháp, vừa sai nội dung, vừa vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Hy vọng sắp tới tòa án cấp phúc thẩm sẽ xem xét những tình tiết còn mâu thuẫn và nếu không có gì mới thì dũng cảm tuyên bố ông Sơn không phạm tội để thể hiện rõ tinh thần cải cách tư pháp mà Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị đã đề ra. Điều này đúng như chỉ đạo của Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình tại hội nghị triển khai công tác TAND TP.HCM ngày 27-1 vừa qua: Không đủ bằng chứng tòa phải tuyên vô tội! (nguồn: plo.vn)
- Tư vấn pháp luật và tham gia tố tụng vụ án hình sự
- Thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải không phải là một
- Tịch thu tài sản là vi hiến
- Tòa phúc thấm nên tuyên bị cáo không phạm tội
- Nghị quyết số 144/2016/QH13_Lùi thời hạn áp dụng Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự
- Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐTP_Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại khoản 3 điểu 7 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13
- Luật số 101/2015/QH13_Bộ luật Tố tụng hình sự
- Luật số 100/2015/QH13_Bộ luật Hình sự năm 2015
- Luật số 99/2015/QH13_Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự
- Luật số 94/2015/QH13_Luật Thi hành tạm giữ tạm giam
- Nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
- Nghị định: Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước
- Nghị định số 75/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định số 73/2020/NĐ-CP Quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
- Thông báo số: 98/TB-VPCP về phòng, chống dịch COVID-19
- Nghị định số: 97/2019/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 03 năm 2018
- Nghị định số: 82/2019/NĐ-CP Nghị định quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
- Nghị định số: 96/2019/NĐ-CP Nghị đinh quy định về khung giá đất
- Đừng khoan vào sức dân giữa cơn đại dịch
- Giải thể Doanh nghiệp: Cần một khung pháp lý hoàn chỉnh
- Kinh doanh dịch vụ "Đòi nợ": Cấm hay không cấm?
- Khẩu trang vải kháng khuẩn được mùa
- Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp M&A
- Hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo
- Gỡ vướng cho doanh nghiệp liên quan đến trị giá tính thuế đối với hàng hóa XNK
- Một kiểu "ngăn sông cấm chợ"
- Thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải không phải là một
- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 - Ngoại tình dẫn đến ly hôn bị phạt một năm tù
- Vụ bị truy tố vì đòi tiền thu thuế lụi. Tòa kết án rất gượng ép
- Tòa tịch thu tiền chạy xin việc, đúng không
- Tòa phúc thẩm nên tuyên bị cáo không phạm tội
- Tịch thu tiền không thể tùy tiện
- Say rượu kiểu gì thì miễn tội
- Rượt đuổi làm chết nạn nhân là giết người
- Không phải, tôi giết người mới đúng
- Không đáng khởi tố vợ chồng ông bán vé số
- Kết án theo kiểu không phải mày thì là ai
- Huyền Như tham ô cả phần tiền của ACB
- Hủy quyết định khởi tố là thiếu căn cứ
- Hủy án vụ cướp giữa đàng bị quàng vào cổ
-
Trực tuyến:1
-
Tất cả:1125402