- Hình sự
- Dân sự
- Doanh nghiệp
- Đầu tư
- Mua bán sáp nhập doanh nghiệp
- Tài chính - Ngân hàng
- Xây dựng - Bất động sản
- Lao động
- Sở hữu trí tuệ
- Nhà đất
- Giải thể - Phá sản doanh nghiệp
- Thu hồi nợ
- Xuất nhập cảnh
- Thừa kế - Di chúc
- Quản trị và tuân thủ pháp luật
- Tư vấn thuế
- Công bố chất lượng sản phẩm
- Giấy phép con
- Hôn nhân gia đình
- Tố tụng trọng tài
- Dịch thuật pháp lý
Nghị định số 11/2016/NĐ-CP_Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
NGHỊ ĐỊNH SỐ 11/2016/NĐ-CP
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động về cấp giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; việc trục xuất lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
đ) Chào bán dịch vụ;
e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
g) Tình nguyện viên;
h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
2. Người sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm:
a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Nhà thầu nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
d) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
e) Tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
g) Văn phòng của dự án nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
h) Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
i) Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
l) Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
m) Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Người lao động nước ngoài là người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, tình nguyện viên, chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và lao động kỹ thuật
1. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
2. Tình nguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;
b) Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Nhà quản lý, giám đốc điều hành là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức;
b) Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
5. Lao động kỹ thuật là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo.
- Tư vấn về lao động
- Giải quyết tranh chấp lao động
- Tăng chế tài hình sự xử lý quan hệ lao động
- Nghị định số 05/2015/NĐ-CP_Hướng dẫn Bộ Luật lao động
- Thông tư số 29/2015/TT-BLĐTBXH_Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lao động (hòa giải)
- Nghị định số 46/2013/NĐ-CP_Tranh chấp lao động
- Nghị định số 45/2013/NĐ-CP_Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
- Nghị định số 44/2013/NĐ-CP_Hợp đồng lao động
- Luật số 10/2012/QH13_Bộ Luật lao động
- Nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
- Nghị định: Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước
- Nghị định số 75/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định số 73/2020/NĐ-CP Quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
- Thông báo số: 98/TB-VPCP về phòng, chống dịch COVID-19
- Nghị định số: 97/2019/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 03 năm 2018
- Nghị định số: 82/2019/NĐ-CP Nghị định quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
- Nghị định số: 96/2019/NĐ-CP Nghị đinh quy định về khung giá đất
- Đừng khoan vào sức dân giữa cơn đại dịch
- Giải thể Doanh nghiệp: Cần một khung pháp lý hoàn chỉnh
- Kinh doanh dịch vụ "Đòi nợ": Cấm hay không cấm?
- Khẩu trang vải kháng khuẩn được mùa
- Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp M&A
- Hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo
- Gỡ vướng cho doanh nghiệp liên quan đến trị giá tính thuế đối với hàng hóa XNK
- Một kiểu "ngăn sông cấm chợ"
- Thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải không phải là một
- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 - Ngoại tình dẫn đến ly hôn bị phạt một năm tù
- Vụ bị truy tố vì đòi tiền thu thuế lụi. Tòa kết án rất gượng ép
- Tòa tịch thu tiền chạy xin việc, đúng không
- Tòa phúc thẩm nên tuyên bị cáo không phạm tội
- Tịch thu tiền không thể tùy tiện
- Say rượu kiểu gì thì miễn tội
- Rượt đuổi làm chết nạn nhân là giết người
- Không phải, tôi giết người mới đúng
- Không đáng khởi tố vợ chồng ông bán vé số
- Kết án theo kiểu không phải mày thì là ai
- Huyền Như tham ô cả phần tiền của ACB
- Hủy quyết định khởi tố là thiếu căn cứ
- Hủy án vụ cướp giữa đàng bị quàng vào cổ
-
Trực tuyến:10
-
Tất cả:1126116