Nghị định số 193/2013/NĐ-CP_Hướng dẫn Luật hợp tác xã
NGHỊ ĐỊNH SỐ 193/2013/NĐ-CP
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HỢP TÁC XÃ
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Điều 6, Khoản 10 Điều 9, Khoản 4 Điều 13; Khoản 13 Điều 21; Điều 22; Khoản 5 Điều 23; Khoản 1 Điều 27; Khoản 3 Điều 45; Khoản 4 Điều 49; Điều 54, Điều 59, Điều 61 và Điều 62 của Luật hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Nghị định này được thực hiện theo Điều 2 của Luật hợp tác xã.
Điều 3. Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam
1. Pháp nhân Việt Nam theo quy định của Bộ luật dân sự có nhu cầu hợp tác với các thành viên khác và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
2. Pháp nhân Việt Nam khi tham gia hợp tác xã phải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.
3. Người đại diện của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) của pháp nhân đó.
4. Góp vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã.
5. Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.
Điều 4. Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với cá nhân là người nước ngoài
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật hợp tác xã, cá nhân là người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài.
3. Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó.
4. Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.
Điều 5. Cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng không phải thành viên
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và cho khách hàng không phải thành viên nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.
2. Tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên cho khách hàng không phải thành viên do điều lệ hợp tác xã quy định cụ thể nhưng không được vượt quá mức quy định sau đây:
a) Không quá 32% tổng giá trị cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp;
b) Không quá 50% tổng giá trị cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với lĩnh vực phi nông nghiệp;
c) Đối với trường hợp hợp tác xã tạo việc làm, tiền lương trả cho người lao động không phải là thành viên với hợp đồng lao động không thời hạn không quá 30% tổng tiền lương của hợp tác xã chi trả cho tất cả người lao động trong hợp tác xã với hợp đồng lao động không thời hạn.
3. Đối với lĩnh vực tín dụng, giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên cho khách hàng không phải thành viên trình Chính phủ quyết định.
4. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập sau khi Luật hợp tác xã có hiệu lực thi hành, tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hoặc việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên cho khách hàng không phải thành viên phải bảo đảm theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
5. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập trước khi Luật hợp tác xã có hiệu lực thi hành:
a) Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã bảo đảm tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên và cho khách hàng không phải thành viên theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này thì tiếp tục hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã;
b) Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chưa bảo đảm tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên và cho khách hàng không phải thành viên theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này thì phải tổ chức lại hoạt động để bảo đảm tỷ lệ được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 hoặc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, việc làm đó.
- Hợp tác xã là gì? Thủ tục thành lập hợp tác xã như thế nào?
- Thẻ đi lại doanh nhân APEC là gì? Điều kiện và thủ tục để được cấp thẻ đi lại của doanh nhân APEC
- Thủ tục thành lập công ty
- Thay đổi giấy phép kinh doanh
- Quy định về đặt tên doanh nghiệp
- Quy định về con dấu trong Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn
- Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập công ty
- So sánh lựa chon loại hình khi thành lập công ty
- Thực hiện Luật Doanh nghiệp 2014
- Bỏ việc cấm ngành nghề ô nhiễm trong khu dân cư
- Hợp tác xã là gì? Thủ tục thành lập hợp tác xã như thế nào?
- Một số điểm mới của nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03/04/2023 - Hướng dẫn luật đất đai
- Một số điểm mới của nghị đinh số 91/2022/NĐ-CP về hướng dẫn bổ sung luật quản lý thuế
- 91/2022/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 126/2020/NĐ-CP
- Quy trình sử lý kỷ luật lao động
- Vì sao người chuyển nhượng bất động sản kê khai giá thấp và đâu là "Giải pháp"?
- Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN
- Giới thiệu một số nội dung mới theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn, chứng từ
- Thẻ đi lại doanh nhân APEC là gì? Điều kiện và thủ tục để được cấp thẻ đi lại của doanh nhân APEC
- Những thay đổi về hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp từ ngày 01/01/2023
- Nhãn hiệu Phở Thìn thuộc về ai? Ai có quyền ngăn cấm người khác sử dụng?
- Cần phải sòng phẳng và công bằng với người nộp thuế
- Sở hữu trí tuệ và thế hệ trẻ - Đổi mới sáng tạo vì một tương lại tốt đep hơn
- Giao dịch liên kết: Đánh chuột nhưng đừng để vỡ bình!
- Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
- Đừng để "mất bò" rồi mới làm "chuồng"
- Luật đã có hiệu lực từ lâu mà thông tư còn đang dự thảo: rối cho doanh nghiệp lẫn cơ quan thuế
- Thông tư 01/2021 hướng dẫn luật công chứng: Nhiều quy định không thực tiễn
- Vụ bị truy tố vì đòi tiền thu thuế lụi. Tòa kết án rất gượng ép
- Tòa tịch thu tiền chạy xin việc, đúng không
- Tòa phúc thẩm nên tuyên bị cáo không phạm tội
- Tịch thu tiền không thể tùy tiện
- Say rượu kiểu gì thì miễn tội
- Rượt đuổi làm chết nạn nhân là giết người
- Không phải, tôi giết người mới đúng
- Không đáng khởi tố vợ chồng ông bán vé số
- Kết án theo kiểu không phải mày thì là ai
- Huyền Như tham ô cả phần tiền của ACB
- Hủy quyết định khởi tố là thiếu căn cứ
- Hủy án vụ cướp giữa đàng bị quàng vào cổ
-
Trực tuyến:1
-
Tất cả:2653298