Nghị định số 24/2019/NĐ-CP_Hướng dẫn luật nuôi con nuôi
NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2019/NĐ-CP
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 19/2011/NĐ-CP
NGÀY 21 THÁNG 3 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT
THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NUÔI CON NUÔI
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi
1. Sửa đổi khoản 1 Điều 2 như sau:
“1. Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 như sau:
“1. Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật nuôi con nuôi, gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em mắc các bệnh về máu; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác cần điều trị khẩn cấp hoặc cả đời.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Hỗ trợ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo ở cơ sở nuôi dưỡng
Việc hỗ trợ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo nhằm mục đích nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật nuôi con nuôi, pháp luật về tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ cho các cơ sở nuôi dưỡng công lập và ngoài công lập và quy định cụ thể sau đây:
1. Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ nhân đạo thông qua chương trình, dự án, viện trợ phi dự án hoặc tài trợ cho Quỹ bảo trợ trẻ em.
2. Khi hỗ trợ nhân đạo, cá nhân, tổ chức không được yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng cho trẻ em làm con nuôi; cơ sở nuôi dưỡng không được cam kết cho trẻ em làm con nuôi vì lý do đã nhận hỗ trợ nhân đạo.
Trường hợp cá nhân, tổ chức hỗ trợ nhân đạo bằng tiền thì phải thực hiện thông qua tài khoản của cơ sở nuôi dưỡng.
3. Khi hỗ trợ, tiếp nhận hỗ trợ nhân đạo, ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cha mẹ nuôi nước ngoài, tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam và cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm như sau:
a) Cha mẹ nuôi nước ngoài thông tin cho tổ chức con nuôi nước ngoài về các khoản hỗ trợ nhân đạo đã thực hiện ở Việt Nam;
b) Định kỳ 06 tháng và hằng năm hoặc theo yêu cầu, tổ chức con nuôi nước ngoài báo cáo Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Cục Con nuôi) các khoản hỗ trợ nhân đạo của cha mẹ nuôi và của tổ chức;
c) Định kỳ 06 tháng và hằng năm hoặc theo yêu cầu, cơ sở nuôi dưỡng báo cáo việc tiếp nhận, sử dụng và quản lý các khoản hỗ trợ nhân đạo theo quy định của pháp luật và báo cáo Cục Con nuôi về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của cha mẹ nuôi và tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi
1. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa đang được cá nhân, gia đình, tổ chức tạm thời nuôi dưỡng hoặc chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã hàng tháng rà soát, đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi. Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa vào sống ở cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở nuôi dưỡng đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi. Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi để thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi, xin ý kiến của cơ quan chủ quản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan chủ quản có ý kiến gửi Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ trẻ em để thông báo tìm người nhận con nuôi.
3. Việc tìm người nhận trẻ em làm con nuôi được thực hiện như sau:
a) Khi tiếp nhận hồ sơ trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều này, nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi theo quy định tại Điều 16 của Luật nuôi con nuôi thì Sở Tư pháp giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi và giới thiệu người nhận con nuôi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi, đối với trẻ em không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này thì Sở Tư pháp thông báo tìm người nhận trẻ em làm con nuôi. Sau khi hết thời hạn thông báo theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi, nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi 01 bộ hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi cho Cục Con nuôi để thông báo tìm người nhận con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi.
Đối với trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này thì Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi và gửi Cục Con nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi và khoản 3 Điều 16 của Nghị định này để tìm người nhận con nuôi đích danh có điều kiện phù hợp với việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em.”
- Điểm mới nghị định số 34/2022 về gia hạn nộp thuế của năm 2022
- Nghị quyết 116/NQ-CP
- Nghị định số 60/2019/NĐ-CP Sửa đổi, bổ xung một số điều của nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ
- Nghị định số 57/2019/NĐ-CP Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2019 - 2022
- Quyết định số 49/2019/NĐ-CP Quy đinh chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của luật công an nhân dân
- Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg Ban hành danh mục hàng hóa, nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập
- Nghi định số 58/2019/NĐ-CP Quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng
- Nghị định 59/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng
- Luật số 38/2019/QH14 Quản lý thuế
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP Sửa đổi bổ xung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường
- Một số điểm mới của nghị đinh số 91/2022/NĐ-CP về hướng dẫn bổ sung luật quản lý thuế
- 91/2022/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 126/2020/NĐ-CP
- Quy trình sử lý kỷ luật lao động
- Vì sao người chuyển nhượng bất động sản kê khai giá thấp và đâu là "Giải pháp"?
- Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN
- Giới thiệu một số nội dung mới theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn, chứng từ
- Điểm mới trong xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn theo nghị định số 125/2020/NĐ-CP
- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế theo nghị định 125/2020/NĐ-CP
- Những thay đổi về hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp từ ngày 01/01/2023
- Nhãn hiệu Phở Thìn thuộc về ai? Ai có quyền ngăn cấm người khác sử dụng?
- Cần phải sòng phẳng và công bằng với người nộp thuế
- Sở hữu trí tuệ và thế hệ trẻ - Đổi mới sáng tạo vì một tương lại tốt đep hơn
- Giao dịch liên kết: Đánh chuột nhưng đừng để vỡ bình!
- Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
- Đừng để "mất bò" rồi mới làm "chuồng"
- Luật đã có hiệu lực từ lâu mà thông tư còn đang dự thảo: rối cho doanh nghiệp lẫn cơ quan thuế
- Thông tư 01/2021 hướng dẫn luật công chứng: Nhiều quy định không thực tiễn
- Đừng khoan vào sức dân giữa cơn đại dịch
- Vụ bị truy tố vì đòi tiền thu thuế lụi. Tòa kết án rất gượng ép
- Tòa tịch thu tiền chạy xin việc, đúng không
- Tòa phúc thẩm nên tuyên bị cáo không phạm tội
- Tịch thu tiền không thể tùy tiện
- Say rượu kiểu gì thì miễn tội
- Rượt đuổi làm chết nạn nhân là giết người
- Không phải, tôi giết người mới đúng
- Không đáng khởi tố vợ chồng ông bán vé số
- Kết án theo kiểu không phải mày thì là ai
- Huyền Như tham ô cả phần tiền của ACB
- Hủy quyết định khởi tố là thiếu căn cứ
- Hủy án vụ cướp giữa đàng bị quàng vào cổ
-
Trực tuyến:1
-
Tất cả:2564613