Slide 1

Nghị định số 97/2018/NĐ-CP_Về cho vay lại vốn vay ODA vay ưu đãi nước ngoài của chính phủ

Thứ hai, 16/07/2018 - 09:34 AM

NGHỊ ĐỊNH SỐ 97/2018/NĐ-CP

VỀ CHO VAY LẠI VỐN VAY ODA, VAY ƯU ĐÃI NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý, thực hiện việc cho vay lại, thu hồi vốn cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Bên vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

2. Bộ Tài chính và cơ quan được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình quản lý, thực hiện việc cho vay lại và thu hồi vốn cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Ngoài các từ ngữ đã được quy định trong Luật Quản lý nợ công, tại Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Thỏa thuận vay nước ngoài” là các hiệp định, hợp đồng, thỏa thuận vay vốn ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ với bên cho vay nước ngoài.

2. “Hợp đồng cho vay lại” là hợp đồng hoặc hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại với bên vay lại về việc cho vay lại.

3. “Hợp đồng ủy quyền cho vay lại” là hợp đồng ký giữa Bộ Tài chính với cơ quan được ủy quyền cho vay lại để ủy quyền việc thực hiện cho vay lại quản lý khoản vay lại và thu hồi nợ, bao gồm cả phương thức cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng.

4. “Thời gian ân hạn” là khoảng thời gian theo đó bên vay lại đã nhận nợ và chưa phải trả gốc khoản vay lại nhưng phải trả đầy đủ các khoản lãi và phí phát sinh theo hợp đồng cho vay lại.

Điều 4. Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm

1. Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:

Trước ngày 30/6 năm thứ năm của kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, để đăng ký kế hoạch vay lại cho 05 năm tiếp theo, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Bên vay lại) gửi Bộ Tài chính các tài liệu sau:

a) Đánh giá tình hình thực hiện, tình hình giải ngân các khoản cho vay lại đã ký kết, dự kiến tổng số giải ngân trong giai đoạn 05 năm hiện tại;

b) Đăng ký nhu cầu giải ngân các khoản cho vay lại đã ký kết, nhu cầu vay mới để cho vay lại giai đoạn 05 năm tiếp theo; kèm theo đánh giá sơ bộ về khả năng bố trí nguồn trả nợ;

c) Ý kiến của cơ quan chủ quản về đăng ký nhu cầu giải ngân của các chủ dự án đối với các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Hạn mức cho vay lại 05 năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là một bộ phận trong kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương. Quy trình xây dựng hạn mức cho vay lại thực hiện theo quy định của Nghị định về quản lý nợ chính quyền địa phương.

3. Căn cứ chỉ tiêu an toàn nợ công; chỉ tiêu tổng mức vay và bội chi của ngân sách địa phương trong kế hoạch tài chính 05 năm đối với phân cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm, báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

Điều 5. Xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm

1. Xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:

Trước ngày 20/7 hằng năm, để xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm, Bên vay lại gửi Bộ Tài chính báo cáo về:

a) Đánh giá tình hình thực hiện, trị giá giải ngân, trả nợ cho vay lại của năm và lũy kế từ khi thực hiện khoản vay đến năm trước năm kế hoạch; trị giá chưa thực hiện; chi tiết theo từng dự án, từng năm;

b) Dự kiến trị giá sẽ thực hiện trong năm kế hoạch của các khoản cho vay lại đã ký kết, các khoản sẽ ký kết mới.

2. Xây dựng kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là một bộ phận trong kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương. Quy trình xây dựng kế hoạch thực hiện theo quy định tại Nghị định về quản lý nợ của chính quyền địa phương;

b) Nội dung kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần tổng hợp theo từng khoản vay, trả nợ cho vay lại, đảm bảo khả năng trả nợ của chính quyền địa phương.

3. Căn cứ hạn mức cho vay lại 05 năm, nhu cầu đăng ký kế hoạch của các bên vay lại, chủ dự án; chỉ tiêu an toàn nợ công, Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch cho vay lại hàng năm chi tiết theo từng nguồn vay, trình Chính phủ phê duyệt tổng hạn mức cho vay lại hằng năm và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm.

4. Trường hợp giải ngân vượt kế hoạch cho vay lại hằng năm, Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ điều chỉnh kế hoạch đảm bảo nguyên tắc:

a) Đối với cho đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp vay lại, theo tiến độ thực hiện dự án;

b) Đối với vốn cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, việc giải ngân không vượt quá mức vay hằng năm được Quốc hội quyết định.

 

Xem thêm

 

 


Tin cùng chuyên mục

 Kết nối với chúng tôi

 

 

 Đường đến credent

Bản đồ đường đi

 Thống kê truy cập
  • Trực tuyến:
    4
  • Tất cả:
    3032699

 VP1: 60/1 Tôn Thất Tùng, P. Bến Thành, quận 1, TP.HCM  

Điện thoại Hotline: 0943117117 - 0903704871

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 VP2: 11 Đặng Thế Phong, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM  

Điện thoại Hotline: 0903704871

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 VP3: 217 Phan Bội Châu, phường Lê Hồng Phong, TP.Quãng Ngãi 

Điện thoại Hotline: 0973101101

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 © Copyright 2016 www.credent.net, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top