Say rượu kiểu gì thì miễn tội
Báo Pháp Luật TP.HCM số ra ngày 7-4 có bài “Làm bậy khi say bí tỉ, tội gì?”, phản ánh chuyện phạm luật khi say rượu của Võ Duy Thành ở thị xã Phước Long (Bình Phước).
Theo đó, sau khi say “quắc cần câu”, Thành lên xe ô tô của người khác nổ máy lái đi và ủi vào xe khác, gây thiệt hại hơn 18 triệu đồng. Ban đầu, Thành bị truy tố tội trộm cắp tài sản nhưng sau bốn phiên tòa, VKSND thị xã Phước Long lại chuyển sang truy tố Thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Luật sư của Thành cho rằng bị cáo không có tội vì lúc “gây án” bị cáo bị nhiễm độc rượu cấp, không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Tại phiên xử ngày 8-4, tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhờ cơ quan chuyên môn làm rõ khái niệm say rượu thông thường và ngộ độc rượu cấp…
Theo các chuyên gia tâm thần học, say rượu (say rượu thông thường) và say rượu bệnh lý là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Say rượu thông thường là hậu quả của việc nhiễm độc nhất thời do rượu, xảy ra ở những người uống rượu quá ngưỡng bình thường, dẫn đến rối loạn ý thức, hành vi, cảm xúc, nhẹ thì còn khả năng nhận thức xung quanh, nặng thì không kiểm soát được hành vi. Say rượu bệnh lý là trạng thái ngộ độc rượu cấp, hiếm gặp, có thể xảy ra ở những người uống lượng rượu không nhiều nhưng quá mức chịu đựng của cơ thể. Say rượu bệnh lý còn có tên gọi khác là “say rượu loạn thần” hoặc “say rượu biến chứng” hay “say rượu dạng động kinh”.
Đặc điểm của say rượu bệnh lý phát sinh sau uống rượu không phụ thuộc nhiều vào số lượng và loại rượu uống mà rượu chỉ là một tác nhân dẫn đến say, có khi chỉ một lượng nhỏ. Say rượu bệnh lý phối hợp vận động còn tốt, vẫn duy trì được thăng bằng, còn khả năng di chuyển nhanh gây ấn tượng như là người bệnh đã thoát ly khỏi ảnh hưởng chuyên biệt của rượu. Trạng thái say rượu bệnh lý thường kéo dài khoảng một giờ đồng hồ, đôi khi vài giờ và kết thúc bằng ngủ sâu; sau khi ngủ dậy, người bị say trở lại bình thường và nhớ rất rõ những hành động của mình trong thời gian bị say. Đây là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt người say rượu bệnh lý với trường hợp say rượu thông thường. Nếu trước và sau khi gây án, cũng như trong quá trình điều tra, tại phiên tòa mà người phạm tội vẫn còn nhớ nhớ, quên quên thì không phải là biểu hiện của người bị say rượu bệnh lý.
Người say rượu bệnh lý là người khi phát bệnh họ lâm ngay vào rối loạn ý thức trầm trọng, mất định hướng; cảm xúc bất an, lo âu, hoảng sợ; cảm xúc không thoải mái về quá khứ, ấn tượng đã từng trải và đôi khi như đã đọc qua, đã trải nghiệm, các hồi tưởng được chế biến một cách bệnh lý, tạo nên một cảm giác bị đe dọa, nguy hiểm đang nhích lại gần, đặc biệt từ phía những người xung quanh dẫn đến việc nhận định mang tính hoang tưởng, nhiều ảo giác rùng rợn… dễ dàng tấn công nguy hiểm đối với xung quanh.
Tuy nhiên, say rượu bệnh lý là một bệnh chứ không phải say rượu thông thường nên không thuộc trường hợp quy định tại Điều 14 BLHS. Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 BLHS, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình là người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Bệnh khác ở đây là say rượu bệnh lý.
Trở lại vụ án trên, Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương (Bộ Y tế) đã kết luận: “Tại thời điểm gây án đương sự gây án trong trạng thái nhiễm độc rượu cấp với ý thức mù mờ nên không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi”. Tuy nhiên, viện này không kết luận Thành bị say rượu bình thường hay say rượu bệnh lý. Nhưng vào thời điểm gây án, Thành ở trong trạng thái “nhiễm độc rượu cấp với ý thức mù mờ nên không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi”. Với kết luận giám định này cùng với diễn biến sự việc thì Thành không thuộc trường hợp say rượu bệnh lý, vì sau khi tỉnh rượu và suốt quá trình điều tra Thành không nhớ gì nên việc buộc Thành phải chịu trách nhiệm hình sự là đúng! (theo plo.vn, Đinh Văn Quế)
- Vụ bị truy tố vì đòi tiền thu thuế lụi. Tòa kết án rất gượng ép
- Tòa tịch thu tiền chạy xin việc, đúng không
- Tòa phúc thẩm nên tuyên bị cáo không phạm tội
- Tịch thu tiền không thể tùy tiện
- Rượt đuổi làm chết nạn nhân là giết người
- Không phải, tôi giết người mới đúng
- Không đáng khởi tố vợ chồng ông bán vé số
- Kết án theo kiểu không phải mày thì là ai
- Huyền Như tham ô cả phần tiền của ACB
- Hủy quyết định khởi tố là thiếu căn cứ
- Hợp tác xã là gì? Thủ tục thành lập hợp tác xã như thế nào?
- Một số điểm mới của nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03/04/2023 - Hướng dẫn luật đất đai
- Một số điểm mới của nghị đinh số 91/2022/NĐ-CP về hướng dẫn bổ sung luật quản lý thuế
- 91/2022/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 126/2020/NĐ-CP
- Quy trình sử lý kỷ luật lao động
- Vì sao người chuyển nhượng bất động sản kê khai giá thấp và đâu là "Giải pháp"?
- Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN
- Giới thiệu một số nội dung mới theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn, chứng từ
- Thẻ đi lại doanh nhân APEC là gì? Điều kiện và thủ tục để được cấp thẻ đi lại của doanh nhân APEC
- Những thay đổi về hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp từ ngày 01/01/2023
- Nhãn hiệu Phở Thìn thuộc về ai? Ai có quyền ngăn cấm người khác sử dụng?
- Cần phải sòng phẳng và công bằng với người nộp thuế
- Sở hữu trí tuệ và thế hệ trẻ - Đổi mới sáng tạo vì một tương lại tốt đep hơn
- Giao dịch liên kết: Đánh chuột nhưng đừng để vỡ bình!
- Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
- Đừng để "mất bò" rồi mới làm "chuồng"
- Luật đã có hiệu lực từ lâu mà thông tư còn đang dự thảo: rối cho doanh nghiệp lẫn cơ quan thuế
- Thông tư 01/2021 hướng dẫn luật công chứng: Nhiều quy định không thực tiễn
- Vụ bị truy tố vì đòi tiền thu thuế lụi. Tòa kết án rất gượng ép
- Tòa tịch thu tiền chạy xin việc, đúng không
- Tòa phúc thẩm nên tuyên bị cáo không phạm tội
- Tịch thu tiền không thể tùy tiện
- Say rượu kiểu gì thì miễn tội
- Rượt đuổi làm chết nạn nhân là giết người
- Không phải, tôi giết người mới đúng
- Không đáng khởi tố vợ chồng ông bán vé số
- Kết án theo kiểu không phải mày thì là ai
- Huyền Như tham ô cả phần tiền của ACB
- Hủy quyết định khởi tố là thiếu căn cứ
- Hủy án vụ cướp giữa đàng bị quàng vào cổ
-
Trực tuyến:13
-
Tất cả:2653357