Thông tư số 02/2016/TT-BXD_Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư
THÔNG TƯ SỐ 02/2016/TT-BXD
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 4 năm 2016. Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
a) Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư;
b) Thông tư số 05/2014/TT-BXD ngày 09 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 2 Điều 17 của Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà khác với các quy định thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này áp dụng đối với nhà chung cư có mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp dùng để ở và sử dụng vào các mục đích khác theo quy định tại Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 (sau đây gọi chung là Luật Nhà ở), bao gồm:
a) Nhà chung cư thương mại;
b) Nhà chung cư xã hội, trừ nhà chung cư quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Nhà chung cư phục vụ tái định cư;
d) Nhà chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước đã được cải tạo, xây dựng lại.
2. Khuyến khích áp dụng các quy định của Quy chế này đối với nhà chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước mà chưa được cải tạo, xây dựng lại. Đối với nhà chung cư xã hội chỉ để cho học sinh, sinh viên và công nhân ở theo hình thức tập thể nhiều người trong một phòng thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư; chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; Ban quản trị nhà chung cư; đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.
3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhà chung cư là nhà ở được quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Luật Nhà ở.
2. Tòa nhà chung cư là một khối nhà chung cư (có một hoặc một số đơn nguyên) được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Cụm nhà chung cư là tập hợp từ hai tòa nhà chung cư trở lên được xây dựng trên một khu đất theo quy hoạch, hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có cùng hình thức một chủ sở hữu hoặc nhiều chủ sở hữu.
4. Nhà chung cư có mục đích để ở là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng chỉ sử dụng cho mục đích để ở.
5. Nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng để sử dụng vào mục đích ở và các mục đích khác như làm văn phòng, dịch vụ, thương mại.
6. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư là chủ sở hữu vốn hoặc tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trong đó có nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan (sau đây gọi chung là chủ đầu tư).
7. Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ và chủ sở hữu diện tích khác không phải là căn hộ trong nhà chung cư.
8. Người sử dụng nhà chung cư là chủ sở hữu đang trực tiếp sử dụng nhà chung cư hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng hợp pháp căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư thông qua hình thức thuê, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý sử dụng hoặc sử dụng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
9. Đại diện chủ sở hữu căn hộ hoặc diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư là người đại diện cho chủ sở hữu của mỗi căn hộ, mỗi phần diện tích khác không phải là căn hộ trong nhà chung cư hoặc người sử dụng hợp pháp nếu chủ sở hữu không sử dụng và có ủy quyền hợp pháp (sau đây gọi chung là đại diện chủ sở hữu căn hộ).
10. Nhà chung cư có một chủ sở hữu là nhà chung cư chỉ có một chủ sở hữu đối với toàn bộ nhà chung cư và không có phân chia phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng.
11. Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu là nhà chung cư có từ hai chủ sở hữu trở lên, trong đó có phần sở hữu riêng của mỗi chủ sở hữu và có phần sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu.
12. Phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư là phần diện tích, các hệ thống thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được quy định tại Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở nhưng thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu tòa nhà chung cư.
13. Phần sở hữu chung của khu căn hộ là phần diện tích, các hệ thống thiết bị quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở nhưng chỉ thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu khu căn hộ.
14. Phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại là phần diện tích, các hệ thống thiết bị quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở nhưng chỉ thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của chủ sở hữu khu chức năng này.
15. Phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư là phần diện tích, các công trình, hệ thống thiết bị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu cụm nhà chung cư, bao gồm bể nước, máy phát điện, bể phốt, máy bơm nước, sân vườn công cộng (nếu có) và các công trình, thiết bị khác được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt để sử dụng chung cho nhiều tòa nhà nhập vào cụm nhà chung cư.
- Một số điểm mới của nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03/04/2023 - Hướng dẫn luật đất đai
- Vì sao người chuyển nhượng bất động sản kê khai giá thấp và đâu là "Giải pháp"?
- Thông tư số 07/2015/TT-NHNN_Bảo lãnh ngân hàng
- Nghị định số 117/2015/NĐ-CP_Xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
- Nghị định số 76/2015/NĐ-CP_Hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP_Quản lý dự án về đầu tư xây dựng
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP_Quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP_Quy định chi tiết về một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP_Quy định chi tiết về họp đồng xây dựng
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP_Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Hợp tác xã là gì? Thủ tục thành lập hợp tác xã như thế nào?
- Một số điểm mới của nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03/04/2023 - Hướng dẫn luật đất đai
- Một số điểm mới của nghị đinh số 91/2022/NĐ-CP về hướng dẫn bổ sung luật quản lý thuế
- 91/2022/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 126/2020/NĐ-CP
- Quy trình sử lý kỷ luật lao động
- Vì sao người chuyển nhượng bất động sản kê khai giá thấp và đâu là "Giải pháp"?
- Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN
- Giới thiệu một số nội dung mới theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn, chứng từ
- Thẻ đi lại doanh nhân APEC là gì? Điều kiện và thủ tục để được cấp thẻ đi lại của doanh nhân APEC
- Những thay đổi về hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp từ ngày 01/01/2023
- Nhãn hiệu Phở Thìn thuộc về ai? Ai có quyền ngăn cấm người khác sử dụng?
- Cần phải sòng phẳng và công bằng với người nộp thuế
- Sở hữu trí tuệ và thế hệ trẻ - Đổi mới sáng tạo vì một tương lại tốt đep hơn
- Giao dịch liên kết: Đánh chuột nhưng đừng để vỡ bình!
- Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
- Đừng để "mất bò" rồi mới làm "chuồng"
- Luật đã có hiệu lực từ lâu mà thông tư còn đang dự thảo: rối cho doanh nghiệp lẫn cơ quan thuế
- Thông tư 01/2021 hướng dẫn luật công chứng: Nhiều quy định không thực tiễn
- Vụ bị truy tố vì đòi tiền thu thuế lụi. Tòa kết án rất gượng ép
- Tòa tịch thu tiền chạy xin việc, đúng không
- Tòa phúc thẩm nên tuyên bị cáo không phạm tội
- Tịch thu tiền không thể tùy tiện
- Say rượu kiểu gì thì miễn tội
- Rượt đuổi làm chết nạn nhân là giết người
- Không phải, tôi giết người mới đúng
- Không đáng khởi tố vợ chồng ông bán vé số
- Kết án theo kiểu không phải mày thì là ai
- Huyền Như tham ô cả phần tiền của ACB
- Hủy quyết định khởi tố là thiếu căn cứ
- Hủy án vụ cướp giữa đàng bị quàng vào cổ
-
Trực tuyến:20
-
Tất cả:2653427