Slide 1

Thông tư số 35/2018/TT-BCT_Hoạt động của quản lý thị trường

Thứ sáu, 02/11/2018 - 09:35 AM

THÔNG TƯ SỐ 35/2018/TT-BCT

QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP NGHIỆP VỤ CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường bao gồm:

a) Xây dựng, ban hành hoặc phê duyệt kế hoạch kiểm tra;

b) Tiếp nhận, xử lý thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật;

c) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ.

2. Hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp và quy định tại Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, đơn vị, công chức Quản lý thị trường.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các biện pháp nghiệp vụ và hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường.

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ; hoạt động kiểm tra; khám người theo thủ tục hành chính, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính, khám nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là khám); xử lý vi phạm hành chính phải đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường, tuân thủ các quy định của Pháp lệnh Quản lý thị trường, pháp luật về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại Thông tư này.

2. Việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính phải có căn cứ, bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

3. Việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ các quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường và sử dụng đúng các mẫu biên bản, quyết định theo quy định.

4. Các hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường quy định tại Chương IV và Chương V Thông tư này được thực hiện dưới hình thức Đoàn kiểm tra theo quy định tại Điều 23 Pháp lệnh Quản lý thị trường, trừ các trường hợp thực hiện biện pháp nghiệp vụ theo quy định tại Chương VI Thông tư này.

 

Chương II

XÂY DỰNG, PHÊ DUYỆT, BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA

 

Điều 4. Kế hoạch kiểm tra

1. Kế hoạch kiểm tra của Tổng cục Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Tổng cục), Cục nghiệp vụ Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Cục nghiệp vụ) và Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Cục cấp tỉnh) gồm:

a) Kế hoạch định kỳ là kế hoạch kiểm tra được xây dựng từ năm trước để triển khai thực hiện trong chu kỳ năm tiếp theo;

b) Kế hoạch chuyên đề là kế hoạch kiểm tra theo đối tượng kiểm tra, mặt hàng hoặc lĩnh vực, địa bàn cần kiểm tra được xây dựng và tổ chức thực hiện tại từng thời điểm cụ thể trong năm.

2. Kế hoạch kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này phải có những nội dung chủ yếu sau:

a) Căn cứ ban hành kế hoạch kiểm tra;

b) Mục đích, yêu cầu kiểm tra;

c) Danh sách cụ thể tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm, địa chỉ kinh doanh được kiểm tra theo kế hoạch, trừ trường hợp kế hoạch định kỳ của Tổng cục Quản lý thị trường mang tính định hướng chung về nhóm đối tượng kiểm tra, mặt hàng hoặc lĩnh vực, địa bàn kiểm tra;

d) Các nội dung kiểm tra;

đ) Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị thực hiện kế hoạch kiểm tra, bao gồm cả cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, kiểm tra việc thực hiện;

e) Dự kiến thời gian thực hiện kế hoạch; dự kiến số lượng tổ chức, cá nhân được kiểm tra cụ thể theo tuần hoặc theo tháng cho từng đơn vị;

g) Dự kiến thành phần lực lượng kiểm tra, bao gồm cả phối hợp với các cơ quan nhà nước khác để kiểm tra (nếu có);

h) Dự kiến kinh phí, phương tiện và các điều kiện khác phục vụ kiểm tra;

i) Chế độ báo cáo.

3. Trường hợp phát hiện thấy kế hoạch kiểm tra có chồng chéo, trùng lặp về đối tượng kiểm tra theo kế hoạch, cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường đang xây dựng hoặc đang tiến hành kiểm tra theo kế hoạch phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan cấp trên và cơ quan, đơn vị có liên quan để có giải pháp phù hợp tránh chồng chéo, trùng lặp và đảm bảo tính kế thừa trong hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường.

4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Tổng cục trưởng) chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra của các cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường nhằm kịp thời phát hiện, xử lý chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra; xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân để xảy ra tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong việc thực hiện kế hoạch kiểm tra.

 

 

Xem thêm

 


Tin cùng chuyên mục

 Kết nối với chúng tôi

 

 

 Đường đến credent

Bản đồ đường đi

 Thống kê truy cập
  • Trực tuyến:
    2
  • Tất cả:
    3038896

 VP1: 60/1 Tôn Thất Tùng, P. Bến Thành, quận 1, TP.HCM  

Điện thoại Hotline: 0943117117 - 0903704871

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 VP2: 11 Đặng Thế Phong, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM  

Điện thoại Hotline: 0903704871

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 VP3: 217 Phan Bội Châu, phường Lê Hồng Phong, TP.Quãng Ngãi 

Điện thoại Hotline: 0973101101

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 © Copyright 2016 www.credent.net, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top