Slide 1

Công văn số 01/GĐ-TANDTC_Giải đáp của tòa án nhân dân tối cao

Thứ ba, 20/09/2016 - 04:01 PM

GIẢI ĐÁP

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÌNH SỰ, TỐ TỤNG HÌNH SỰ, DÂN SỰ, TỐ TỤNG DÂN SỰ

 

                                                            Kính gửi:  

- Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự;

- Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

 

Ngày 12, 13 và 14-5-2016, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn cho các Thẩm phán, công chức Tòa án về Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua. Hội nghị đã được nghe giới thiệu những nội dung cơ bản và những điểm mới của các bộ luật, luật; trao đổi, giải đáp một số vướng mắc liên quan đến các quy định của các bộ luật, luật. Tòa án nhân dân tối cao đã bước đầu tổng hợp kết quả giải đáp một số vướng mắc tại Hội nghị tập huấn liên quan đến các quy định mới của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự (dưới đây viết tắt lần lượt là BLHS, BLTTHS, BLDS, BLTTDS), cụ thể như sau:

I. Giải đáp vướng mắc liên quan đến các quy định của BLHS

1. Việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đối với trường hợp khi phạm tội và bị kết án lần thứ nhất người bị kết án là người chưa thành niên, nhưng khi phạm tội và bị kết án lần thứ hai thì người bị kết án là người đã thành niên được thực hiện như thế nào?

Việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đối với trường hợp khi phạm tội và bị kết án lần thứ nhất người bị kết án là người chưa thành niên, khi phạm tội và bị kết án lần thứ hai thì người bị kết án là người đã thành niên được thực hiện theo quy định tại Điều 56 BLHS năm 2015 (Điều 51 BLHS năm 1999) như đối với trường hợp người đã đủ 18 tuổi.

2. Việc giải quyết các vụ án buôn bán, tàng trữ, vận chuyển pháo nổ và thuốc lá điếu nhập lậu hiện nay được thực hiện như thế nào?

Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 và các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật thương mại năm 2005 thì pháo nổ và thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm, còn theo quy định của Luật đầu tư năm 2014 thì “các loại pháo” và “các sản phẩm thuốc lá” thuộc Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Do có sự không thống nhất của các quy định nêu trên nên trong thời gian vừa qua các Tòa án gặp vướng mắc khi giải quyết các vụ án liên quan đến pháo nổ và thuốc lá điếu nhập lậu.

Để tháo gỡ vướng mắc này, căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 74 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao đã gửi hồ sơ đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích quy định của các văn bản nêu trên, làm cơ sở để giải quyết các vụ án. Trong khi chưa có giải thích của Ủy ban thường vụ Quốc hội, việc giải quyết các vụ án liên quan đến pháo nổ và thuốc lá điếu nhập lậu tiếp tục được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 06/TANDTC-PC ngày 26-01-2016 của Tòa án nhân dân tối cao. Quan điểm của Tòa án nhân dân tối cao là các vi phạm về trật tự quản lý kinh tế cần được tăng cường xử lý bằng hình phạt tiền và các chế tài khác về kinh tế để đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý các vi phạm này.

3. Việc xử lý các hành vi mà theo quy định của BLHS năm 1999 là tội phạm nhưng theo quy định của BLHS năm 2015 thì hành vi đó chưa cấu thành tội phạm do có bổ sung, thay đổi các yếu tố cấu thành tội phạm đó (ví dụ hành vi đánh bạc dưới 05 triệu đồng; hành vi tàng trữ trái phép dưới 0,1 gam hêrôin) được thực hiện như thế nào?

Nội dung này đã được quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29-6-2016 của Quốc hội (trong đó có nội dung thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 Điều 7 của BLHS năm 2015 kể từ ngày 01-7-2016) và được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

4. Tổ chức đánh bạc cho 10 người nhưng tổng số tiền thu trên chiếu bạc dưới 5 triệu đồng có bị xử lý hình sự không?

Theo quy định tại Điều 249 BLHS năm 1999 và hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22-10-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phạm tội Tổ chức đánh bạc thuộc trường hợp “với quy mô lớn” nếu:

“a) Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên...;

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 322 BLHS năm 2015 thì:

“1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho từ 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc...;

Như vậy, cấu thành tội phạm của tội “Tổ chức đánh bạc” theo quy định tại Điều 322 BLHS năm 2015 không thay đổi so với Điều 249 BLHS năm 1999. Do đó, người thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc cho 10 người nhưng tổng số tiền thu trên chiếu bạc dưới 05 triệu đồng thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Tổ chức đánh bạc”.

 

Xem thêm

 


Tin cùng chuyên mục

 Kết nối với chúng tôi

 

 

 Đường đến credent

Bản đồ đường đi

 Thống kê truy cập
  • Trực tuyến:
    1
  • Tất cả:
    3038664

 VP1: 60/1 Tôn Thất Tùng, P. Bến Thành, quận 1, TP.HCM  

Điện thoại Hotline: 0943117117 - 0903704871

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 VP2: 11 Đặng Thế Phong, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM  

Điện thoại Hotline: 0903704871

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 VP3: 217 Phan Bội Châu, phường Lê Hồng Phong, TP.Quãng Ngãi 

Điện thoại Hotline: 0973101101

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 © Copyright 2016 www.credent.net, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top