Slide 1

Thỏa thuận lãi suất trần có vi phạm Luật Cạnh tranh

Thứ bảy, 08/10/2016 - 11:04 AM

Hiệp hội Ngân hàng và các thành viên cùng thỏa thuận tiếp tục đồng loạt hạ lãi suất xuống mức trần 11%. Tuy nhiên, sau khi thực hiện mức lãi suất mới, các ngân hàng lại vấp phải nhiều khó khăn trong huy động vốn, nhiều ngân hàng đã muốn "phá rào" tăng lãi suất.

Hiệp hội Ngân hàng và các thành viên cùng thỏa thuận tiếp tục đồng loạt hạ lãi suất xuống mức trần 11%. Tuy nhiên, sau khi thực hiện mức lãi suất mới, các ngân hàng lại vấp phải nhiều khó khăn trong huy động vốn, nhiều ngân hàng đã muốn "phá rào" tăng lãi suất. Chính trong thời điểm này, các vấn đề liên quan đến trần lãi suất thỏa thuận cần được xem lại.

Nên bỏ, vì phạm luật

Trao đổi về vấn đề này, Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng, chưa nói đến việc có vi phạm luật hay không nhưng chắc chắn việc áp dụng một trần lãi suất là điều không hay và nó không mang tính thị trường.

Tất nhiên, câu chuyện trần lãi suất được đặt ra trong hoàn cảnh chống lạm phát. Ngân hàng Nhà nước đã để trần lãi suất là một biện pháp can thiệp hành chính nhưng phải chấp nhận trong hoàn cảnh đặc thù, sau đó đến lượt Hiệp hội cũng có trần lãi suất thỏa thuận giữa các ngân hàng để áp dụng chung cho tất cả ngân hàng là điều không hay. Chúng ta có công cụ khác tốt hơn, phù hợp với thị trường hơn là việc đồng thuận lãi suất. 

Theo ông Nguyễn Quang A, dù phạm luật hay không thì cũng đã đến lúc dỡ bỏ trần lãi suất này, nếu không chắc chắn các ngân hàng cũng sẽ tìm cách phá bỏ. Chúng ta chấp nhận những biện pháp này trong những hoàn cảnh, thời điểm và tình hình cụ thể nhưng khi thời điểm và tình hình đã khác đi thì nên xem lại và tìm biện pháp phù hợp hơn và mang tính thị trường hơn.

Ông Nguyễn Quang A cho rằng, lãi suất huy động cao là một yếu tố dẫn tới lãi suất cho vay cao, nhưng với lãi suất cao, các nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc hơn khi vay vốn đầu tư. Như vậy, thông qua con đường này để điều chỉnh và nâng cao hiệu quả đầu tư là nhanh nhất. Điều này, tất nhiên sẽ góp phần chống lạm phát.

Còn ngược lại, nếu chúng ta mong muốn một đầu vào thấp hơn cho khu vực sản xuất thì như thế sẽ làm méo mó thị trường. Vì như thế, khu vực tài chính sẽ khó khăn và chẳng lẽ tài chính phải hy sinh cho "sản xuất". Nền kinh tế đang khó khăn nhưng chưa đến mức rối loạn, chúng ta cần có những tính toán khoa học và sự phối hợp đồng bộ để mang lại hiệu quả cao nhất hơn là chạy theo những biện pháp tưởng như là dễ thực hiện nhưng lại không phù hợp với thị trường và tất nhiên về dài hạn là không hiệu quả. 

Cần tập trung vào cái gốc của vấn đề

Đồng tình với quan điểm trên, ông Huỳnh Thế Du - Giảng viên Chương trìnhGiảng dạy Kinh tế Fulbright - cũng không ủng hộ việc áp dụng trần lãi suất huy động vì nó có nhiều bất cập và chưa giải quyết được cái gốc của vấn đề.

Ông Du cho rằng đồng ý là việc áp dụng trần lãi suất giúp ngăn cuộc đua lãi suất của các ngân hàng mà có khả năng tạo ra một cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng gây bất lợi cho nền kinh tế. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề nảy sinh từ việc thoả thuận mức trần lãi suất của Hiệp hội Ngân hàng.

Thứ nhất, thoả thuận này vi phạm Luật Cạnh tranh và không công bằng đối với các ngân hàng nhỏ. Nếu cùng một mặt bằng lãi suất, khách hàng sẽ có xu hướng gửi tiền vào các ngân hàng lớn, các ngân hàng nhỏ sẽ là người chịu thiệt. Do vậy vì sự sống còn của doanh nghiệp, không sớm thì muộn, một số ngân hàng cũng sẽ không tuân thủ. 

Thứ hai, trần lãi suất mâu thuẫn với mục tiêu lãi suất thực dương của Chính phủ. Điều này sẽ tạo ra tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược trong điều hành chính sách. Kết quả sẽ làm cho tình hình thêm phức tạp.

Thứ ba, với việc áp dụng trần lãi suất này, các ngân hàng sẽ huy động được ít tiền hơn. Điều này có nghĩa là một lượng tiền nhiều hơn sẽ trôi nổi trong nền kinh tế, làm cho việc điều hành chính sách tiền tệ trở nên khó khăn hơn. Hạn chế tăng trưởng tín dụng là để giảm lượng tiền trong nền kinh tế, nhưng lại hạn chế lượng tiền các tổ chức tín dụng huy động được thì cũng như không.

Thực ra, những giải pháp ứng phó với cuộc đua lãi suất được thực hiện trong thời gian vừa qua mới chỉ tập trung vào hiện tượng mà chưa quan tâm đến nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Hay nói một cách khác, các nỗ lực chỉ tập trung tháo ngòi nổ chứ chưa quan tâm đến khối thuốc nổ.

Bản chất thực sự của cuộc đua là do có quá nhiều ngân hàng trong một nền kinh tế có quy mô nhỏ, trong khi các tổ chức kinh doanh tiền tệ này dường như không có lợi thế riêng biệt nên chỉ có thể dùng lãi suất làm công cụ cạnh tranh để huy động được nhiều vốn, sau đó đem cho vay càng nhiều càng tốt trong điều kiện năng lực quản trị rủi ro, quản trị thanh khoản rất kém và Ngân hàng Nhà nước không thể biết được các ngân hàng đang làm gì.

Với những gì đã diễn ra, nếu không có tác động của những chính sách điều hành tiền tệ đột ngộ trong thời gian qua, thì cuộc đua lãi suất cũng sẽ xảy ra (có thể không trùng thời điểm mà sẽ chậm hơn).

Để giải quyết tận gốc của vấn đề, bây giờ chính là lúc cần quan tâm đến khối thuốc nổ. Cách tốt nhất là sử dụng các công cụ minh bạch và tuân theo quy luật thị trường để giảm số lượng các ngân hàng. Để làm được điều này, Ngân hàng Nhà nước cùng Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cần triển khai ngay một số công việc sau:

Thứ nhất, những yêu cầu để đảm bảo an toàn trong hoạt động cần dựa theo triết lý rất đơn giản là ngân hàng có thể làm bất kỳ điều gì với điều kiện phải có đủ năng lực (vốn tự có), có khả năng kiểm soát được rủi ro và phải minh bạch. Thực ra đây chính là ba trụ cột cơ bản của Basel II.

Thứ hai, yêu cầu các ngân hàng thương mại tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, nhất là quy định về đủ vốn và mức vốn tối thiểu. Trong trường hợp cần thiết, có thể nâng mức vốn tối thiểu lên 5.000 tỷ đồng hay cao hơn nữa thay vì 3.000 tỷ đồng như hiện nay.

Thứ ba, thực hiện ngay việc xếp loại các tổ chức tín dụng kết hợp với đánh giá phân loại nợ và yêu cầu trích dự phòng rủi ro đầy đủ.

Trên cơ sở những nội dung nêu trên, nếu ngân hàng nào không đảm bảo thì yêu cầu họ phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu, nếu không phải sáp nhập với các ngân hàng khác hay chấm dứt hoạt động.

Khi Việt Nam chỉ còn một số lượng vừa phải các ngân hàng thì mọi khả năng sẽ tốt lên vì năng lực của bản thân ngân hàng sẽ được nâng cao và khả năng giám sát của các cơ quan chức năng sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Có một điều đáng chú ý rằng, đối với các ngân hàng nhỏ, việc sáp nhập, nếu có những bước đi hợp lý sẽ có lợi hơn vì ở một khía cạnh nào đó, hoạt động ngân hàng có thể phát huy lợi thế nhờ quy mô, nên rất có thể một cây làm chẳng nên non nhưng ba cây chụm lại sẽ tạo được một hòn núi cao.

"Tóm lại, việc có ít ngân hàng nhưng mạnh sẽ có lợi cho cả nền kinh tế, các ngân hàng và cả những ai muốn bỏ vốn vào lĩnh vực này. Một chính sách không phải nhất cử lưỡng tiện mà đến tam tứ tiện, rất nên làm" - ông Huỳnh Thế Du nhấn mạnh. (nguồn: thuvienphapluat.vn)

 


Tin cùng chuyên mục

 Kết nối với chúng tôi

 

 

 Đường đến credent

Bản đồ đường đi

 Thống kê truy cập
  • Trực tuyến:
    1
  • Tất cả:
    3042269

 VP1: 60/1 Tôn Thất Tùng, P. Bến Thành, quận 1, TP.HCM  

Điện thoại Hotline: 0943117117 - 0903704871

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 VP2: 11 Đặng Thế Phong, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM  

Điện thoại Hotline: 0903704871

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 VP3: 217 Phan Bội Châu, phường Lê Hồng Phong, TP.Quãng Ngãi 

Điện thoại Hotline: 0973101101

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 © Copyright 2016 www.credent.net, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top