Slide 1

Doanh nghiệp không “mặn mà” vì sợ phán quyết trọng tài dễ bị Tòa tuyên hủy?

Thứ ba, 20/09/2016 - 03:39 PM

Theo thống kê, mỗi năm ở Việt Nam chỉ có khoảng 260.000 vụ việc được giải quyết thông qua tố tụng trọng tài, còn tỷ lệ phán quyết trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam chỉ 54%. Trong khi đó, giải quyết tranh chấp qua trọng tài được xem là phương thức tiến bộ, nhanh gọn và được doanh nghiệp lựa chọn nhiều tại các nước phát triển.

Để tăng cường vai trò của luật sư (LS) nhằm khuyến khích sự phát triển, phổ biến của phương thức trung gian hòa giải và tố tụng trọng tài, Đoàn LS TP Hà Nội phối hợp với Đoàn LS TP Toulouse (Pháp) với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã tổ chức khóa bồi dưỡng LS trong thủ tục trung gian hòa giải và tố tụng trọng tài.

LS Hoàng Huy Được, Phó Chủ nhiệm Đoàn LS TP Hà Nội cho biết, trung gian hòa giải và tố tụng trọng tài là hai phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tố tụng được khuyến khích sử dụng và Tòa án có trách nhiệm giúp đỡ triển khai các phương thức này trong giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, cả hai phương thức này vẫn chưa được đặt trong danh sách ưu tiên lựa chọn cho quá trình giải quyết tranh chấp thương mại của các cá nhân, tổ chức Kinh doanh mà nguyên nhân lại do chính các quy định Pháp luật liên quan.

Thực tế hiện nay, cá nhân, tổ chức kinh doanh vẫn có xu hướng lựa chọn Tòa án như một phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu, chứ không phải trọng tài. Phó Chủ nhiệm Đoàn LS TP Hà Nội Đào Ngọc Chuyền đánh giá, một lý do cơ bản khiến trọng tài chưa được chọn lựa nhiều là nguy cơ phán quyết của trọng tài bị Tòa án tuyên hủy, bởi quy định của Luật Trọng tài thương mại cho phép một bên được gửi đơn lên Tòa án yêu cầu hủy quyết định trọng tài. Chưa kể, Điều 67 Luật Trọng tài thương mại quy định phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, không phù hợp với đặc thù của phương thức trọng tài thương mại là “nhanh, gọn”...

Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) Vũ Ánh Dương cho biết, Việt Nam chưa được thừa nhận là “quốc gia thân thiện với trọng tài”, vì từ năm 2005 đến tháng 6-2014, có đến 46% phán quyết trọng tài nước ngoài không được công nhận và thi hành tại Việt Nam, trong khi ở các nước căn cứ từ chối bị giới hạn chặt chẽ và Tòa án ủng hộ việc thi hành phán quyết trọng tài. Qui định mới nhất là Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng nêu rõ quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu Tòa án Việt Nam xét thấy trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Theo LS Dương, đây cũng là nguyên nhân góp phần làm giảm tính hấp dẫn của phương thức tố tụng trọng tài.

LS Hoàng Huy Được cho rằng, hiện theo quy định của pháp luật, vẫn còn tình trạng một bên yêu cầu tiến hành hòa giải tại trung tâm trọng tài, một bên lại đơn phương khởi kiện tới Tòa án. Thỏa thuận hòa giải không phải là căn cứ để Tòa án từ chối thụ lý vụ án, khiến thỏa thuận hòa giải trở nên vô nghĩa hoặc có chăng cũng chỉ có ý nghĩa khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp bằng phương thức này mà không hề có ý nghĩa ràng buộc của một quy định trong hợp đồng.

Bên cạnh đó, vấn đề bảo mật thông tin, tài liệu trong quá trình hòa giải và vấn đề hạn chế việc triệu tập hòa giải viên với tư cách người làm chứng vẫn là những vấn đề chưa được quy định rõ trong pháp luật của Việt Nam.

Theo LS Đào Ngọc Chuyền, cần nghiên cứu, bổ sung cơ chế khuyến khích sử dụng trọng tài thương mại trong Bộ luật Tố tụng dân sự, tiếp tục tuyên truyền về Luật Trọng tài thương mại để nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân nói chung và cộng đồng DN nói riêng về giải quyết tranh chấp theo trọng tài. Còn theo LS Hoàng Huy Được, cần ghi nhận những hiểu biết về thông tin mà hòa giải viên có được trong quá trình hòa giải là bí mật nghề nghiệp và hòa giải viên có nghĩa vụ từ chối khai báonhững thông tin này. Ngoài ra, tất cả các thông tin, tài liệu các bên đưa ra trong quá trình hòa giải phải được đảm bảo bí mật và không thể trở thành chứng cứ nhằm chống lại một bên trong tố tụng tại Tòa án hay trọng tài. Có vậy, giải quyết tranh chấp bằng trung gian hòa giải, trọng tài mới trở nên “hấp dẫn”, trở thành phương thức giải quyết tranh chấp hữu hiệu và tiến bộ.

(Theo Báo Đầu tư)

 


Tin cùng chuyên mục

 Kết nối với chúng tôi

 

 

 Đường đến credent

Bản đồ đường đi

 Thống kê truy cập
  • Trực tuyến:
    2
  • Tất cả:
    3018381

 VP1: 60/1 Tôn Thất Tùng, P. Bến Thành, quận 1, TP.HCM  

Điện thoại Hotline: 0943117117 - 0903704871

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 VP2: 11 Đặng Thế Phong, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM  

Điện thoại Hotline: 0903704871

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 VP3: 217 Phan Bội Châu, phường Lê Hồng Phong, TP.Quãng Ngãi 

Điện thoại Hotline: 0973101101

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 © Copyright 2016 www.credent.net, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top