Slide 1

Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập công ty

Thứ hai, 07/11/2016 - 08:59 PM

Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (thành lập doanh nghiệp)

Trước khi tiến hành thành lập doanh nghiệp khách hàng cần lưu ý đến các vấn đề sau: người đại diện theo pháp luật, tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ/vốn pháp định, tài sản góp vốn, cơ cấu vốn góp, thời điểm góp vốn, con dấu,...

1.  Người đại diện theo pháp luật và các chức danh khác trong công ty
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền;
Các chức danh khác trong công ty do sự thoả thuận, bổ nhiệm/bầu/cử của Chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/Đại hội đồng cổ đông.
2. Tên doanh  nghiệp
Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây: (i) loại hình doanh nghiệp; (ii) tên riêng.
Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành;
Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39, 40, 41 và 42 của Luật Doanh nghiệp 2014, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng;
Tên địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện: Doanh nghiệp có thể khai hoặc để trống. Tuy nhiên, việc kê khai chỉ thể hiện quy mô của doanh nghiệp không là cơ sở để cấp đăng ký kinh doanh.
3.  Địa chỉ doanh nghiệp
   Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh;
Hợp đồng thuê địa điểm không bắt buộc phải công chứng/chứng thực.
4. Ngành nghề đăng ký kinh doanh
  Cần tham khảo ngành nghề và mã ngành trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng chính phủ để ghi vào hồ sơ đăng ký kinh doanh, hướng dẫn chi tiết về ngành nghề tại Quyết định 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 
5. Vốn điều lệ
Là tổng số vốn đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh của tất cả các thành viên cùng đóng góp. Vốn có thể là hiện kim (tiền Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ đã được quy đổi sang tiền Việt Nam), tài sản khác. Nếu có tài sản khác thì phải kèm theo bảng kê khai từng loại tài sản khác, giá trị còn lại. Vốn pháp định: nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành phải đảm bảo vốn theo quy định thì phải ghi rõ vốn pháp định của ngành nghề đó và phải có xác nhận của ngân hàng thương mại về việc doanh nghiệp đã có đủ số vốn trên. (Tham khảo danh mục ngành yêu cầu có vốn pháp định);
Mức vốn điều lệ và mức nộp thuế môn bài: 
 

Mức vốn

Dưới 2 tỷ đồng

Dưới 5 tỷ đồng

Dưới 10 tỷ đồng

Trên 10 tỷ đồng

Tiền thuế

1.000.000 đồng

1,5 triệu đồng

2 triệu đồng

3 triệu đồng

Bậc thuế

4

3

2

1

6. Tài sản góp vốn
Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
   

Xem thêm

 


Tin cùng chuyên mục

 Kết nối với chúng tôi

 

 

 Đường đến credent

Bản đồ đường đi

 Thống kê truy cập
  • Trực tuyến:
    4
  • Tất cả:
    3031785

 VP1: 60/1 Tôn Thất Tùng, P. Bến Thành, quận 1, TP.HCM  

Điện thoại Hotline: 0943117117 - 0903704871

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 VP2: 11 Đặng Thế Phong, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM  

Điện thoại Hotline: 0903704871

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 VP3: 217 Phan Bội Châu, phường Lê Hồng Phong, TP.Quãng Ngãi 

Điện thoại Hotline: 0973101101

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 © Copyright 2016 www.credent.net, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top