Slide 1

Thủ tục nhận cha mẹ con

Thứ hai, 13/04/2020 - 01:58 PM
1.  Đối tượng áp dụng
  Trường hợp việc đăng ký nhận cha, mẹ, con và đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp thì Sở Tư pháp kết hợp giải quyết việc nhận cha, mẹ, con và đăng ký khai sinh. Việc nhận cha, mẹ, con giữa:
Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
Công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài;
Người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam;
Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con đối với trường hợp người được nhận là cha, mẹ, con thường trú tại Thành phố và trường hợp người được nhận là cha, mẹ, con không có hoặc chưa có đăng ký thường trú nhưng có đăng ký tạm trú tại Thành phố theo quy định của pháp luật về cư trú;
Cha và mẹ là người nước ngoài, hiện đang cư trú tại TP.Hồ Chí Minh;
Cha hoặc mẹ là người nước ngoài còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (trường hợp người mẹ cư trú tại TP.Hồ Chí Minh);
Cha hoặc mẹ là người nước ngoài còn người kia là công dân Việt Nam đang cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh;
Cha hoặc mẹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sử dụng hộ chiếu nước ngoài) còn người kia là công dân Việt Nam đang cư trú tại TP.Hồ Chí Minh.
2.  Hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài kết hợp đăng ký khai sinh
   Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu);
Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu);
Căn cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con (nếu có);
  Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), bản sao Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con;
Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân như Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
Bản chính Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh (nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng; trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực);
Giấy thỏa thuận của cha và mẹ đứa trẻ về việc chọn quốc tịch trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con. Giấy thỏa thuận về việc chọn quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó. 
3. Lưu ý quan trọng
Vào thời điểm nộp hồ sơ, bên nhận và bên được nhận phải còn sống, tự nguyện nhận cha, mẹ, con và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con phải do người có yêu cầu nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp.
Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó.
Con đã thành niên nhận cha không phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không phải có sự đồng ý của cha.
Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.
Bản sao các giấy tờ trong hồ sơ phải được chứng thực hợp lệ. Trường hợp bản sao giấy tờ không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Các văn bản do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam. (i) Văn bản được cấp từ cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài đang trú đóng tại Việt Nam thì do Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan Ngoại vụ được Bộ Ngoại giao Việt Nam ủy nhiệm hợp pháp hóa lãnh sự; (ii) Văn bản được cấp từ nước ngoài do cơ quan Lãnh sự Việt Nam tại nước đó hợp pháp hóa. Trường hợp văn bản được cấp từ nước ngoài đã mang về Việt Nam nhưng chưa được hợp pháp hóa thì văn bản này phải thông qua cơ quan Ngoại giao của nước cấp văn bản đang trú đóng tại Việt Nam thị thực. Sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam hay cơ quan Ngoại vụ được Bộ Ngoại giao Việt Nam ủy nhiệm hợp pháp hóa lãnh sự; (iii) Danh sách các nước và các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự xem tại Trang Thông tin điện tử của Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao Việt Nam tại địa chỉ (www.lanhsuvietnam.gov.vn).
4. Liên hệ với chúng tôi
Hotline (24/7): (028) 73035035 - 0943117117 - 0903704871
Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

 


Tin cùng chuyên mục

 Kết nối với chúng tôi

 

 

 Đường đến credent

Bản đồ đường đi

 Thống kê truy cập
  • Trực tuyến:
    2
  • Tất cả:
    3018652

 VP1: 60/1 Tôn Thất Tùng, P. Bến Thành, quận 1, TP.HCM  

Điện thoại Hotline: 0943117117 - 0903704871

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 VP2: 11 Đặng Thế Phong, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM  

Điện thoại Hotline: 0903704871

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 VP3: 217 Phan Bội Châu, phường Lê Hồng Phong, TP.Quãng Ngãi 

Điện thoại Hotline: 0973101101

Email Email: luatsu@tuvanluatvietnam.vn

Email Website: credent.net

 © Copyright 2016 www.credent.net, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top